Có 8 cách giúp quần áo nhanh khô trong mùa mưa
Cập nhật 28/04/2020
Thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều, quần áo giặt xong phơi cả ngày không khô, thậm chí việc giặt phơi không đúng cách cũng gây mùi hôi, nấm mốc khó chịu,... Muốn đồ khô nhanh, thơm tho sạch sẽ, hãy làm theo 8 mẹo giặt phơi cực hay dưới đây!
1. Thời điểm giặt quần áo
Thời điểm tốt nhất để giặt và phơi quần áo chính là buổi sáng sớm. Đây là lúc thời tiết đẹp nhất trong ngày, thường ít mưa, có đủ thời gian cả ngày để quần áo được khô đều nhất.
Nhiều người cứ nghĩ giặt từ đêm sẽ có thêm thời gian, tuy nhiên buổi tối không có gió và ánh nắng mặt trời, không gian lại bị hạn chế, độ ẩm tăng cao sẽ khiến cho quần áo bị ẩm và gây mùi hôi khó chịu
2. Khối lượng quần áo giặt
Dù là giặt bằng tay hay giặt bằng máy thì việc giặt quá nhiều đồ cũng khiến cho đồ không được vắt kỹ và giặt không sạch. Như thế sẽ khiến quần áo lâu khô hơn và tiềm ẩn nguy cơ gây nấm mốc.
3. Giặt đồ bằng nước nóng
Để quần áo nhanh khô, bạn có thể sử dụng máy giặt có chế độ giặt nước nóng để quần áo vừa được khử sạch vi khuẩn, vừa khô nhanh hơn nhé.
Nếu nhà không có máy giặt hoặc máy không có chế độ giặt nước nóng thì bạn cũng có thể nấu nước nóng (vừa đủ giặt tay), sau khi giặt xong nhúng quần áo vào rồi vắt trước khi phơi, lúc này hơi nóng sẽ bốc hơi nhanh khiến đồ nhanh khô hơn.
4. Dùng thêm nước xả vải
Có thể bạn không biết... nhưng dùng nước xả vải có thể giúp quần áo nhanh khô hơn đấy nhé. Không những đồ của bạn được thơm tho, loại bỏ vi khuẩn, một số loại nước xả còn có thêm nhiều tính năng xả 1 lần, tiết kiệm thời gian và có khả năng hấp thụ ánh nắng tốt hơn, khiến cho quần áo nhanh khô hơn so với thông thường.
5. Dụng cụ phơi quần áo
Nếu nhà bạn có khoảng không gian rộng, sân thượng lớn, bạn có thể giăng dây thiếc hoặc cây sào dài để phơi. Với cách này thì quần áo sẽ được trải rộng nhất, nhật được nhiều ánh nắng nhất. Lưu ý là nên dùng kẹp để kẹo, tránh quần áo bị gió thổi bay.
Nếu diện tích nhà chật hẹp, ban công nhỏ, bạn dùng mắc để treo đồ, lưu ý là không gian cũng phải không thoáng, có luồng thông gió và đảm bảo khoảng cách phơi ít nhất là 5cm giữa 2 móc nhé.
Không sử dụng quạt: nhiều người có thói quen hong khô quần áo bằng quạt, nhưng cách làm này chỉ khiến hơi nước xung quanh ngưng tụ lại nhiều hơn.
6. Cách phơi
- Vắt thật ráo nước, giũ thật mạnh cho đồ không nhăn nhúm, sau đó treo lên móc hoặc trải rộng ra dây phơi.
- Phơi ngược đồ: Đố với quần jean, quần tây, áo thun dài tay... bạn nên phơi ngược, dùng kẹp ghim lại, như thế sẽ khiến đồ nhanh ráo vào dễ khô hơn.
- Ủ trong khăn bông: Nếu nhà không có máy móc gì để hỗ trợ, bạn có thể dùng chiếc khăn bông dày, ủ đồ cần phơi trong đó 1 lúc cho khăn hút bớt ẩm rồi đem phơi...
7. Sử dụng máy sấy/máy giặt sấy
Ngày nay, việc giặt giũ trở nên nhẹ nhàng hơn với những chiếc máy giặt, đặc biệt là máy giặt có kèm chức năng sấy hoặc bạn cũng có thể sắm riêng 1 chiếc máy sấy cho gia đình mình.
Khi sử dụng máy sấy/máy giặt sấy sẽ giúp quần áo khô ngay lập tức hoặc phơi thêm vài phút sẽ khô (đối với quần áo dày).
8. Ủi đồ trước khi phơi và ủi trước khi mặc
Đơn giản và gọn nhẹ hơn là sắm cho gia đình mình một chiếc bài ủi đa năng. Bạn có thể tận dụng nó để làm thẳng đồ và giúp đồ nhanh khô hơn nữa đấy.
Sau khi giặt xong đồ, bạn vắt thật ráo nước sau đó trải đồ ra mặt phẳng, dùng bàn ủi khô hoặc chức năng ủi khô để ủi, sau khi hơi nóng phủ khắp quần áo thì bạn mang ra phơi, lúc này đồ sẽ khô rất nhanh.
Trường hợp để chắc ăn hơn, loại bỏ hết vi khuẩn trong quần áo, trước khi mặc bạn cũng mang đồ ra ủi lần nữa, vừa khiến đồ vào nếp gọn gàng, vừa loại bỏ hơi ẩm còn đọng lại và diệt toàn bộ vi khuẩn trong quần áo.